Nghệ thuật non bộ đá có những nguyên tắc cơ bản để tạo nên vẻ đẹp của non bộ. Ở mỗi đất nước khác nhau sẽ có nghệ thuật làm hòn non bộ đặc trưng cho từng đất nước đó.
Nhưng về cơ bản, nghệ thuật Hòn non bộ là việc xây dựng, sắp đặt, thu nhỏ, đưa những ngọn núi thật ngoài tự nhiên vào trong các vườn cảnh để phục vụ mục đích thưởng ngoạn của con người trong cuộc sống.
Nghệ thuật Hòn non bộ không chỉ là thú chơi dành riêng cho người Việt mà còn dành cho nhiều dân tộc trên thế giới. Trong nghệ thuật vườn cảnh Á Đông, người Nhật Bản có bonkei, người Trung Hoa có penjing. Kiểu chơi này đều là bồn cảnh, tương tự như cách chơi non bộ của người Việt Nam.. Nhưng khác ở chỗ, người Nhật và người Hoa chú trọng đến yếu tố cây xanh nhiều hơn, còn người Việt phát triển lối kết hợp chặt chẽ giữa nước và núi.
Non bộ Việt Nam chú trọng về nước, khác với non bộ Trung Quốc và Nhật Bản chú trọng về cây. Kiểu gì thì non bộ của mình cũng phải có nước, chiều sâu mặt nước không quan trọng nhưng phải không nhìn thấy chân núi. Trong non bộ xưa đá hoàn toàn bị bao quanh bởi nước, không có kiểu nửa khay nước nửa khay đất như hiện nay. Non bộ lớn đặt ở đình chùa có thể rộng 8-9m và thường thả cá, còn non bộ nhỏ đặt bàn trà thì chỉ khoảng 15-20cm. Tuy nói không chú trọng về cây nhưng vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt về kích thước của cây so với núi.
Năm điều nên tránh khi chơi non bộ:
Chơi non bộ ngoài giá trị thẩm mỹ, người xưa còn gửi gắm những đạo lý vào trong đó. Chơi sinh vật cảnh là nó vận đúng vào gia cảnh nhà mình, cho nên các cụ tuân thủ nghiêm ngặt các điều cấm kỵ. Sách “Cây thế Việt Nam- nghệ thuật, kỹ thuật và đạo chơi” viết 5 điều kiêng kỵ như sau:
1. Thông tâm: ở chính giữa có lỗ thông từ trước ra sau. Như vậy khác nào tự kỷ ám thị rằng nhà mình rỗng tuếch, con người cũng rỗng, chỉ được cái thùng rỗng kêu to.
2. Lộ mục: thân núi có 2 lỗ tròn to, sâu, đen ngòm như 2 mắt yêu quái luôn dòm ngó vào nhà mình. Chơi thế độc lắm, trong khi nhà mình chỉ cầu được an lành.
3. Tiêm đầu: các ngọn núi nhọn hoắt như giáo mác tua tủa, non đầy sát khí. Trong khi đó dân tộc ta vốn hiền hòa và ưa chuộng hòa bình. Chuyện “hoàn kiếm” của vua Lê nói lên cái ước vọng đó của dân tộc.
4. Dị chủng: một hòn non bộ ghép bởi nhiều chủng loại đá khác nhau. Như vậy có khác nào trong nhà có nhiều loại con, con anh, con tôi thật loãng hết cả “máu đào”.
Như vậy, muốn dựng non bộ phải biết qua các loại đá cơ bản:
– Lũa thạch là loại đá do tác động của ngoại lực phong hóa lâu đời mà thành, dân thường gọi là đá tai mèo.
– Bàn thạch là đá chịu tác động của nhiệt độ thay đổi quá lớn giữa ngày và đêm, đá tự nổ. Từng tảng đá tách ra có mặt khá bằng phẳng.
– Nhũ thạch do nước mưa chảy qua núi đá vôi kéo theo canxi tích tụ qua nhiều triệu năm hình thành.
– Sa thạch là đá ở suối trải qua nhiều năm “nước chảy đá mòn” mà hình thành nên các viên đá nhẵn nhụi.
– Nham thạch là đá tạo thành do núi lửa phun trào.
Bởi vậy người đi lấy đá về làm non bộ chỉ lấy đá ở 1 chỗ nhất định trên quả núi thôi.
Bởi vậy người đi lấy đá về làm non bộ chỉ lấy đá ở 1 chỗ nhất định trên quả núi thôi.
5. Triệt lộ: không có đường đi. Thường con đường là khe nước quanh co uốn lượn ở giữa 2 quả núi, bắt đầu từ phía trước mặt non bộ, quanh co nhỏ dần và mất hút đằng sau tiểu cảnh mà không thấy cuối đường. Không thể trồng cây hay chặn đá vít mất lối đi, như thế là cuộc đời bế tắc.
Tạo hình và bố cục chung của hòn non bộ đẹp:
Hòn non bộ đẹp là nghệ thuật tạo dựng, sắp đặt những viên đá với nhiều hình thù khác nhau thành mọt ngọn núi nhỏ trong khay, trong vườn để phục vụ cho việc thưởng ngoạn.
Non bộ là thú vui không chỉ của người Việt mà còn là của rất nhiều dân tộc trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc,…
Vẽ phác thảo: Ban đầu, từ những ý tưởng độc đáo, chúng ta cần tạo phác thảo trên giấy để ghi nhớ cụ thể từng chi tiết sẽ xây dựng thế nào, sau đó truyền đạt cho người thi công. Hoặc dùng biện pháp mô hình giả bằng đất để dựng nên những ý kiến mới mẻ trước khi làm chính thức.
Chuẩn bị vật liệu: Đá thích hợp nhất để làm hòn non bộ đẹp là đá san hô, ngoài ra không thể thiếu xi măng, cát, sắt, …
Đồ trang trí: Bổ sung những đồ trang trí trên hòn non bộ để trở thành tác phẩm độc đáo nhất như: cây thăng, sung, kim quít, đinh lăng, sanh, dương xỉ, liễu, trầu bà, bồ đề,... Những loại cây trên có dáng cổ thụ, chịu hạn, dễ bám vào đá nên rất thích hợp cho hòn non bộ đẹp.
Ngọn núi: phần chóp cao nhất của quả núi. Thường những người chơi non bộ hay chọn chơi ngọn núi trẻ, phần chóp núi nhọn hướng lên trời.
Sườn núi: đây là phần quan trọng nhất quyết định dáng đẹp của quả núi. Sườn núi có ghềnh, thác, hang động, khe rãnh,..
Chân núi: Chân núi tượng trưng cho đất, vững chắc, phì nhiêu. Bạn nên tạo sông, suối, ao, hồ, có ruộng, vườn, có sự sống của con người và muông thú.
Dù lớn hay nhỏ, Hòn non bộ đẹp đều phải đảm bảo được nét tự nhiên hài hòa với mọi vật xung quanh. Vì vậy yếu tố phong thủy cũng như hình dáng, độ cao, rộng của hòn non bộ được quan tâm nhiều nhất.
Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện lại thiết kế sân vườn của bạn và trả lới bất kì câu hỏi nào bạn có thể có. Đề nghị thanh toán cuối cùng cũng sẽ được gửi đến bạn cùng với những hướng dẫn chăm sóc dài hạn.
Liên hệ: CÔNG TY TNHH SÂN VƯỜN THIÊN SƠN
Nhung mau hon non bo dep - tieu canh ho ca trong nha - nghe thuat che tac non boĐịa chỉ: 385 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp
Điện thoại: 0907.997759
Nhung mau hon non bo dep - tieu canh ho ca trong nha - nghe thuat che tac non boĐịa chỉ: 385 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp
Điện thoại: 0907.997759
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét