Nhấn mạnh việc huy động công an, quân đội giúp dân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu dừng tất cả cuộc họp không cần thiết để tập trung chống bão số 16.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của bão Tembin, chiều 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến ứng phó với bão số 16 cùng 19 tỉnh, thành phố.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý bão số 16 -Tembin rất mạnh, nằm trong cấp thảm họa, có thể gây thiệt hại lớn nếu chủ quan, sơ suất trong chỉ đạo. Do vậy, Thủ tướng yêu cầu tất cả địa phương theo dõi sát thông tin, quán triệt người dân không được chủ quan.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương theo dõi sát sao, kịp thời thông báo diễn biến. Các địa phương lên các biện pháp kịp thời di dời dân đến khu vực an toàn như Cà Mau, Bạc Liêu đang triển khai.
Huy động công an, bộ đội giúp dân chống bão
Thủ tướng nhấn mạnh việc huy động lực lượng công an, quân đội, thanh niên giúp sức người dân chèn chống nhà cửa, giảm thiểu nhà sụp đổ khi có bão. Đặc biệt, đảm bảo an toàn các dàn khoan, tàu biển khi bão quét qua. Nếu cần thiết có thể đóng dàn khoan, đảm bảo an toàn cho các công nhân; không được để thiệt hại về lúa màu, thủy hải sản quá lớn.
“Ngay tối nay, một đoàn công tác vào khu vực Nam Bộ. Sáng mai, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường sẽ trực tiếp đôn đốc, kiểm tra vùng ảnh hưởng của bão. Yêu cầu tất cả địa phương dừng mọi cuộc họp không cần thiết, tập trung chống bão”, Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định vùng trọng điểm nguy hiểm như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, TP.HCM và Bến Tre phải liên tục theo dõi tình hình, cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết trên tinh thần đôn đốc đến từng gia đình, giảm thiểu thiệt hại tối đa. Nhắc lại bài học kinh nghiệm đau xót về cơn bão Linda năm 1997 khiến 3.000 người chết và mất tích, Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục nhắn tin đến các thuê bao lưu ý về cơn bão, đề cao cảnh giác và có phương pháp khắc phục.
Với đề xuất sử dụng trực thăng để kêu gọi tàu thuyền vào bờ, Thủ tướng cho rằng phương án này không hiệu quả do các tàu đánh bắt xa bờ. Bộ đội Biên phòng cần tìm mọi biện pháp liên lạc với những tàu thuyền này.
“Khi cần thiết, có thể cưỡng chế với những tàu không chịu tuân thủ”, Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng cho rằng nếu các địa phương làm hết sức mình thì đây là trách nhiệm nặng nề với các cấp chính quyền.
“Trường hợp bão suy yếu là một may mắn với chúng ta, cũng là thực tập cần thiết để chống chọi với thiên tai lũ lụt”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đề nghị các cấp, ngành địa phương không để nhân dân đói ăn, bệnh tật sau bão. Cuối cùng, Thủ tướng khẳng định các tỉnh ủy, thành ủy, UBND các địa phương với tinh thần trách nhiệm cao nhất, phối hợp giảm thiểu thiệt hại trên tinh thần chủ động, trách nhiệm.
Cơn bão đặc biệt dữ dội cuối mùa
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết sau khi tràn qua Philippines, bão Tembin khiến gần 200 người chết, hơn 160 người mất tích.
“Đây là cơn bão rất nguy hiểm, liên tục tăng cường độ. Thời điểm này, khu vực Nam Bộ ít khi có bão. Bên cạnh đó, khu vực này có lượng dân cư đông, các hoạt động kinh tế đa dạng. Từ Quảng Nam đến Kiên Giang có 23 điểm sạt lở bờ biển xung yếu”, Bộ trưởng lưu ý.
Bộ trưởng Cường nhắc lại yêu cầu của Thủ tướng sẵn sàng hành động, ứng phó với bão số 16 tương ứng với mức độ rủi ro thiên tai cấp 5, cấp thảm họa.
Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn trung ương, nhận định cơn bão số 16 đang cách đảo Trường Sa Lớn khoảng 120 km về phía đông. Bão đang mạnh cấp 12, có gió giật cấp 15. Số liệu quan trắc tại các đảo Huyền Trân và Trường Sa cho thấy gió mạnh cấp 8, giật cấp 11, sóng cao từ 7 đến 10 m.
Theo dự báo mới nhất của các cơ quan khí tượng Hong Kong, Mỹ, Nhật Bản, khi quét qua đảo Trường Sa, bão Tembin ở giai đoạn mạnh nhất và khả năng mạnh thêm rồi yếu dần. “Đổ bộ trực tiếp vào khu vực Nam Bộ, bão ít nhất mạnh cấp 9-10. Vùng Côn Đảo có gió mạnh cấp 11, giật 14”, ông Cường cho biết.
“Bão đang đi vào khu vực quần đảo Trường Sa. Khoảng 3-4 giờ nữa, khi có số liệu đo đầy đủ, chúng tôi sẽ có dự báo chính xác hơn về cấu trúc, cường độ cơn bão này”, vị Giám đốc nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm khí tượng, chưa bao giờ cơ quan này ghi nhận cơn bão cấp 12 ở cuối mùa như bão Tembin.
Cũng theo ông Cường, chiều tối 25/12, bờ biển các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau bắt đầu có gió cấp 6 sau đó mạnh dần lên liên tục. Bão vẫn giữ nguyên cấp độ khi sang biển Tây rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi sang vịnh Thái Lan.
Các tỉnh Tây Nam Bộ nguy cơ có bão mạnh cấp 10, giật cấp 13. Các khu vực khác ở Nam Bộ gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Biển Tây có gió cấp 8-9, giật 11.
Ngoài ra, hoàn lưu bão kết hợp với đợt không khí lạnh rất mạnh ngày 26/12 sẽ gây mưa lớn các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên, với lượng mưa trên 300 mm, mức lũ trên báo động 2.
Huy động máy bay trực thăng kêu gọi người dân di dời
Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo Quân khu 9 huy động máy bay trực thăng bay dọc ven biển, hải đảo, khu vực cửa sông để kêu gọi người dân, tàu thuyền di dời đến nơi an toàn.
Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng phối hợp với các địa phương thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn người và phương tiện biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên Phòng, cho biết khoảng 17h ngày 24/12, quần đảo Trường Sa có sóng cao 10 m. Âu thuyền ở khu vực đảo Đá Tây và Trường Sa có 35 phương tiện, 329 người trú đậu.
"Ở các âu thuyền, con người an toàn, song khi bão vào, phương tiện thì dễ bị đe dọa", ông Nam nhấn mạnh.
Tâm bão Cà Mau ưu tiên di dời người già, trẻ em
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho biết tổng số người dân cần di dời là 98.535 người. Trong đó, tỉnh ưu tiên đưa người già, trẻ em… đến những nơi an toàn.
“Thời gian qua, nhiều cơn bão được dự báo vào Cà Mau nhưng lại không vào. Đến cơn bão này, dù chúng tôi tuyên truyền quyết liệt song người dân chưa tin bão sẽ đổ bộ. Họ ứng phó chưa tích cực, kịp thời”, ông Hải nhấn mạnh từ tối 25/12, tỉnh sẽ tích cực tuyên truyền với người dân qua truyền hình.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh lãnh đạo Cà Mau tham dự họp đầy đủ và nhắc nhở nhiều tỉnh nằm trong trung tâm của bão mà có tâm lý chủ quan, coi thường, chỉ có phó chủ tịch tỉnh dự họp. Bộ trưởng Cường nhấn mạnh thêm tỉnh Cà Mau trích tiền để hỗ trợ người dân mua vật liệu chằng chống nhà cửa.
Không ứng phó hợp lý, hậu quả khó lường
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho hay cơn bão số 16 đổ bộ vào khu vực trọng điểm kinh tế của cả nước, người dân không có nhiều kinh nghiệm chống bão. Nếu không tập trung quyết liệt và có giải pháp ứng phó hợp lý, hậu quả rất khó lường.
“Trước hết, cần thực hiện nghiêm túc công điện của Chính phủ. Cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân phải tập trung ứng phó với bão số 16. Sự vào cuộc của người dân quyết định hành động ứng phó”, Phó thủ tướng cho hay.
Phó thủ tướng nhấn mạnh tới việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ, tùy cơ ứng biến, không dự đoán hết được tình huống xảy ra. Lực lượng tại chỗ quyết định nhưng phải có sự hỗ trợ kịp thời của các đơn vị chủ lực, đặc biệt lực lượng vũ trang; đồng thời phải nắm chắc thông tin cơn bão, tình hình thiệt hại bão đi qua với yêu cầu hỗ trợ cứu hộ nạn.
Phó thủ tướng nhắc lại bài học của bão số 12, người dân thiệt hại nặng nhưng địa phương không có thông tin kịp thời, đoàn công tác đến mới yêu cầu lực lượng hỗ trợ. Bên cạnh đó, không được để phương tiện còn hoạt động trên biển, đưa tàu vào nơi tránh trú.
"Thuyền vào nơi tránh trú nhưng chưa chắc an toàn", Phó thủ tướng nhắc lại vụ chìm tàu ở cảng Quy Nhơn đợt cơn bão số 12.
“Sáng mai, tôi sẽ cùng đoàn công tác có mặt ở những khu vực nằm trong tâm bão và “trụ” lại ở Cà Mau ở địa phương để tập trung chỉ đạo”, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.
Nguồn: news.zing.vn
PHÚ HẢI GIA có nhiều năm kinh nghiệm may TRANG PHỤC QUÂN ĐỘI theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước với các loại trang phục rằng ri lục quân, trang phục Hải quân,...cho các đơn vị quân đội địa phương, sư đoàn theo quy định của pháp luật.
May đồ quân đội dùng trong học quân sự tại các trường trung học, đại học.
Nhận may trang phục quân đội giá rẻ cho các trung tâm giáo dục quốc phòng.
Các dịch vụ kèm theo:
May Áo quần quân nhân
Cung cấp Áo quần quân đội
Áo quần quân đội TPHCM
Áo quần quân nhân TPHCM
Áo quần quân đội
Cung cấp Áo quần quân nhân
May Áo quần quân đội
Áo quần quân nhân
LIÊN HỆ
Ao quan quan nhan - Nha bat - May ban toc do
Tel : 08.5444 1818
Phone: 0127 9999 191
ĐỊA CHỈ: TP. HCM: 150/31 Khu phố 10, Đường 26/03 P.Bình Hưng Hoà, Q.Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh.
EMAIL: CONGTYPHUHAIGIA@GMAIL.COM
WEBSITE: http://phuhaigia.com
Ao quan quan nhan - Nha bat - May ban toc do
Tel : 08.5444 1818
Phone: 0127 9999 191
ĐỊA CHỈ: TP. HCM: 150/31 Khu phố 10, Đường 26/03 P.Bình Hưng Hoà, Q.Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh.
EMAIL: CONGTYPHUHAIGIA@GMAIL.COM
WEBSITE: http://phuhaigia.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét