Hòn non bộ ngày càng được nhiều người chơi trong khuôn viên nhà mình, Chơi hòn non bộ được xem là thú chơi tao nhã đầy tính nghệ thuật rất thích hợp với những người yêu thương cây cỏ thiên nhiên, sắp đặt, phục dựng những cảnh quan có thật ngoài thiên nhiên thành những tiểu cảnh sống động. Hòn non bộ ban đầu được biết đến nhiều ở các nước Á Đông như Nhật, Trung, Hàn, Việt… sau đó được các nước Phương Tây tỏ ra quan tâm, thích thú. Do ảnh hưởng văn hóa và tư tưởng của mỗi nước khác nhau mà cách chơi hòn non bộ cũng có nhiều điểm khác biệt. Hòn non bộ của người Việt tập trung vào mối quan hệ giữa nước và núi trong khi người Nhật, người Hoa chú ý đến cây xanh, dáng núi nhiều hơn.
1. Những kiến thức về hòn non bộ và đảo đá đẹp.
Hòn non bộ và đảo đá đẹp là nghệ thuật xây dựng, sắp đặt, thu nhỏ, đưa những ngọn núi to lớn ngoài tự nhiên vào trong các vườn cảnh để phục vụ mục đích thưởng ngoạn của con người trong cuộc sống. Hòn non bộ là một thú chơi không chỉ của người Việt mà còn là thú chơi của nhiều dân tộc trên thế giới.
Tại Việt Nam hòn non bộ và đảo đá đẹp là những cụm núi giả và thường đặt giữa một bồn nước. Kích thước bồn nước, nhỏ thì chỉ 15–20 cm, lớn thì đến 2–3 m đặt trong các vườn nhà, nhưng cũng có khi xây lớn 8–9 m tại những đền, chùa, cung điện. Bể nhỏ thì không thả cá và có thể để trưng trong nhà nhưng những loại bể lớn xây ngoài vườn thì có thể nuôi cá kiểng, thả bèo. Tầm sâu của bồn nước không mấy quan trọng nhưng khoảng mặt nước tới đâu là điều quan trọng bởi nó sẽ quyết định đến độ thẩm mỹ một cách tự nhiên của hòn non bộ.
Đá dùng để đắp non bộ thường thì là những loại đá xốp dễ hút nước từ trong bồn lên để nuôi cây như đá san hô là hợp nhất. Đá cứng như đá vôi thì cần có khe nứt, kẽ gân để làm mạch nước. Dạng đá thì trong khi người Nhật và Hoa thích những loại đá hình thù dị kỳ nhưng tiêu chuẩn của người Việt khi đắp hòn non bộ là đá phải có dạng giống ngọn núi hay hải đảo, có thực tính hơn. Núi đắp thì thường có số lẻ như 1, 3, 5… ngọn chứ không đắp số chẵn 2,4,6… ngọn bao giờ, đó là vì theo quan niệm thì những gì lẻ vẫn tự nhiên hơn. Trong nghệ thuật hòn non bộ và đảo đá đẹp, cái trọng tâm là hồn của đá, cây xanh chỉ được sắp xếp tô điểm thêm nét tự nhiên cho núi giả chứ không phải trọng tâm của tiểu cảnh nên thế cây không phải quá nghiêm ngặt như phép chơi bonsai của Nhật; tuy nhiên vẫn phải theo tỉ lệ, cây không thể cao to hơn núi… bởi mục đích của nghệ thuật non bộ là thu hút người xem tổng thể hài hòa: ngọn núi cao, mặt nước lặng; cây xanh và những vật trang trí trên ngọn núi, nét gần xa trong thiết kế tiểu cảnh…
Nghệ thuật xây dựng non bộ tuy có những nguyên tắc, quy luật rất chặt chẽ, khắt khe như chủ, khách, xa gần, chẵn lẻ, cao thấp… nhưng hiện tại cách chơi đã phóng khoáng hơn.
Hòn non bộ và đảo đá đẹp có một địa vị quan trọng trong cách bài kế sân vườn và kiến trúc cổ Việt Nam. Nhà dân gian thường đặt hòn non bộ ở sân trước làm cảnh đón khách. Trong sân chùa, sân đền cũng dùng hòn non bộ như tấm bình phong để chắn yểm tà cùng tô điểm thêm cho cảnh quan cảm giác thoát tục thanh tịnh.
Một hòn non bộ và đảo đá đẹp đối với cách chơi của người Việt là phải đạt được sự hài hòa trong tất cả các yếu tố như đá, nước, cây xanh cũng như các chi tiết trang trí bằng gốm sứ đi kèm. Tất cả kết hợp lại tạo ra một cảnh sắc giống như một cảnh sơn thủy thu nhỏ của tự nhiên.
2. Non bộ trong vườn.
Nghệ thuật tạo ra một non bộ có thể diễn tả cô động trong ba từ “trí tuệ”, “dàn trải” và “uyển chuyển”. Những hòn đá thường đứng thẳng một mình (dàn trải), giữa chúng có những khe nhỏ thông nhau (thể hiện sự thông suốt của trí tuệ) và những hòn đá này chỉ cho phép nước chảy từ một vũng nhỏ trên đỉnh xuống từng giọt một, nhưng không quá nhanh. Đỉnh của các hòn đá làm non bộ thường có kích thước lớn hơn đế để tạo cho người thưởng ngoạn một cảm giác nhẹ nhàng nhưng thể các viên đá đang cất mình bay lên. Khi tạo ra hòn non bộ người ta luôn cố gắng đạt sự cân bằng giữa Âm và Dương, giữa sự liên tục và rời rạc.
Vị trí đặt non bố cũng có tầm quan trọng không kém. Trong một khu vườn nhỏ, những non bộ thường được đặt đối diện với bức tường trắng. Bức tường này sẽ có tác dụng như một tờ giấy vẽ “hình ảnh” những non bộ đó. Với một khoảng sân nhỏ, non bộ thường được sắp xếp rải rác.
Còn đối với một không gian rộng hơn, có thể dựng những khối đá có kích thước lớn để tạo cảm giác như đang đứng trước một ngọn núi thật. Trong khu vườn phía trước nhà, non bộ được đặt ở khu vực ngay phía sau sảnh vào vườn để có thể hạn chế tầm mắt người xem nhìn thẳng vào phía trong khu vườn, làm cho không gian thêm phần bí ẩn và huyền ảo.
Ở Việt Nam thường có hai kiểu tạo dáng non bộ :Kiểu thứ nhất : tạo dựng lại những danh lam thắng cảnh, núi, sông, hang động, thác ghềnh nổi tiếng ở Việt Nam, như vịnh Hạ Long, Hòn Gà Chọi, Hòn Chồng, Hồ Ba Bể, Bích Động, núi chùa Non Nước, Hòn Vọng Phu, Tô Thị, v.v...Kiểu cách thứ hai : sáng tạo các dạng lạ của phong cảnh theo trí tưởng tượng hoặc theo thần thoại, các sự tích tôn giáo, các hình thể mỹ thuật theo qui ước cổ điển, các dạng linh vật như Thiềm thử quá hải, Mãnh hổ khai địa, Phượng hoàng đảo dực, Sư tử hí cầu, Hoàng hạc hạ sơn ( một sơn thể ), Long phụng giao đầu, Lưỡng long tranh châu, Phụ tử tình thâm, Mẫu tử tình thâm, Đồng tử bái Quan Âm ( hai sơn thể ), Thiên địa nhân....
Khi tạo dáng non bộ phải tuân hành theo luật Năm không:
- Không xuyên tâm : điều cấm kỵ là để một lỗ xuyên từ bên này qua bên kia thân hòn non bộ, không ai dám tạo ra, nếu có sẵn trong tự nhiên cũng không được đụng đến giống như người có biệt tài song lại có tật.
- Không phản chủ : là phải có hòn chủ to cao, dứt khoát, giữ vai trò sinh mệnh của hòn non bộ- phân biệt rõ chủ khách...
- Không cắt đầu hòn núi chính, phải có phong thức là cao phong, không bị cắt bằng ngang đầu nhưng cũng không nên để đầu nhọn quắc không đẹp, làm sao cho ngọn núi phải nhấp nhô, không nhọn, không bằng, tự nhiên mới đẹp.- Không triệt bộ : là phải có đường nhỏ để đi - hợp tình hợp lý chớ không bị dẫn đến đường cùng không có lối thoát...
- Không vô lý : nhà cửa, người, thú phải đúng tỷ lệ, không để mục đồng chăn trâu và ngư ông ngồi câu cá trên đỉnh núi, không để con dê, con trừu kế bên con beo, con hổ... Tóm lại phải thực tế, giống khung cảnh của thiên nhiên, trái ngược lại quy luật tự nhiên là không đẹp.
Hình thể núi gồm có thế cao phong, thế huyền nham, thế bích lập, thế viễn sơn, ...
- Thế cao phong :Ngọn cao vút, đầu núi hơn tròn để tránh vẻ khiêm tốn và thể hiện một hòn núi già cổ kính. Thân núi hơi phình to, tròn có ít hang hốc, cây cỏ lưa thưa và nên có một cây nhỏ thế huyền hay hoành ở gần đỉnh hay ngang lưng. Chân núi hơi thót vào, dưới chân núi có nhà, đình, tháp, người và vật, cây cối. Núi thường được đặt cao tầm mặt người xem tạo cho hòn non bộ càng có vẻ cao vút lên nhưng rất vững chãi.
- Thế huyền nham :Thế này cũng có một ngọn trông cao vút, chân vững vàng nhưng thế núi như treo, trong thế đổ gục. Trên ngọn có thể đặt đình tạ và một cây có thế huyền hay hoành để như ấn thêm ngọn núi xuống.
- Thế bích lập :Thế núi có một mặt phẳng đứng như tường vách, cũng chỉ cần một ngọn, chân núi vững chắc có thể thót vào ở một phía. Cây cối, bể cạn, vị trí đặt bể gần giống như thế cao phong.
- Thế viễn sơn: Gồm nhiều hòn núi xếp lô xô cao thấp, thoải dần từ tâm ra xa, có làn nước uốn lượn giữa các chân núi. Núi đặt dưới thấp hơn tầm mắt để khi nhìn dễ cảm thấy như một vùng trời nước bao la.
3. Thiết kế hòn non bộ theo phong thủy đẹp.
Trong sân vườn tiểu cảnh việc xây dựng hòn non bộ không chỉ để làm đẹp mà còn có những tác dụng đáng kể về mặt Phong thủy. Việc sắp xếp vị trí của hòn non bộ nên tuân theo những nguyên tắc nhất định để mang lại sự hài hòa trong phong thủy và đảm bảo về thẩm mỹ cho không gian sân vườn tiểu cảnh. Với nhà có nhiều tầng, hòn non bộ không nên đặt ở vị trí tầng trên cùng của căn nhà, dù bố trí ở bất kỳ vị trí nào.
Nếu không gian sân vườn lớn, hòn non bộ lớn có thể đặt phía sau nhà để tạo thành một thế nhà vững chắc hay làm vững thêm huyền vũ như cách nói của thuật phong thủy của ngôi nhà. Trong trường hợp nhà nhỏ, sân trước rộng có thể đặt hòn non bộ loại nhỏ, vừa phía truớc cửa nhà tạo thành tiền án hay còn gọi là chu tuớc theo thuật phong thủy.
Tuy nhiên không nhất thiết nhà nào cũng bắt buộc phải đặt hòn non bộ tùy theo sở thích của từng chủ gia đình trong không gian tiểu cảnh riêng của họ, nếu sử dụng cần tuân thủ đúng nguyên tắc phong thủy trong sân vườn giúp tăng cường tài vận cho ngôi nhà.
Hòn non bộ thường tạo một điểm nhấn trong không gian sân vườn tiểu cảnh với những hướng khác nhau sẽ đem lại các hiệu quả khác nhau cho chủ nhà, tuy nhiên còn tùy thuộc vào cung, mạng của gia chủ.
Hướng Tây
- Thiết kế hòn non bộ ở hướng này là cát. Ta nên bố trí các loại cây cao theo hướng này để chống nắng và thời tiết nóng.
Hướng Tây Bắc
- Thiết kế hòn non bộ ở hướng này là đại cát nhưng cần phải phối hợp trồng thêm các loại cây xanh khác để làm tăng thêm mỹ quan cho công trình.
Hướng Bắc
- Có thể thiết kế hòn non bộ ở hướng này. Địa hình có thể cao một chút. Nếu trồng các loại cây phù hợp thì bố cục non bộ sẽ càng trở nên đẹp hơn. Nhưng cây cối được sử dụng ít hơn.
- Có thể thiết kế hòn non bộ ở hướng này. Hướng này hòn non bộ làm cao 1 chút vì nó mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.Hướng Đông Bắc
Hướng Nam
- Hòn non bộ thiết kế ở hướng này không tốt vì nó mang ý nghĩa là tài trí và năng tuệ bị hãm, chon vùi không phát triển được.
Hướng Tây Nam
- Đây là hướng bất lợi, không phù hợp cho việc thiết kế hòn non bộ. Nếu làm thì sẽ mang lại bất lợi cho gia chủ.
Với nhiều năm cung cấp và lắp đặt hòn non bộ phong thủy cho khách hàng trong và ngoài thành phố Hồ Chí Minh, công ty Cảnh quan Thiên Sơn sẽ là địa chỉ hàng đầu dành cho bạn để sở hữu và tận hưởng thiết kế hòn non bộ phong thủy mang đầy may mắn này.
Liên hệ: CÔNG TY TNHH SÂN VƯỜN THIÊN SƠN
Hon non bo - Non bo dep - Gia hon non bo
Địa chỉ: 385 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp
Điện thoại: 0907.997759
Hon non bo - Non bo dep - Gia hon non bo
Địa chỉ: 385 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp
Điện thoại: 0907.997759
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét