Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

Cần cẩn trọng khi mua đồ điện tử đã qua sử dụng.

Những năm gần dây, mặc dù thị trường Việt Nam xuất hiện nhiều mặt hàng điện tử mới với giá cực mềm nhưng nhiều khách hàng vẫn săn lùng những món hàng nội địa Nhật (hay còn gọi là hàng “Nhật bãi”) với giá không hề rẻ. Tuy nhiên, ngoài việc phải mua đồ cũ với giá cao, các sản phẩm đã qua sử dụng này còn chứa nhiều rủi ro khi chất lượng không dễ dàng được kiểm định. Tag: ve sinh may lanh
Cơn sốt săn hàng Nhật nội địa
Từ những năm 90, người Việt đã rất ưa chuộng hàng Nhật, mỗi gia đình cố gắng “tậu” cho mình một chiếc tivi, xe máy, hay tủ lạnh “made in Japan”. Bởi về chất lượng, có lẽ ít quốc gia đề cao điều này hơn thị trường xứ sở hoa Anh Đào, khi họ thậm chí coi trọng chất lượng như danh dự quốc gia. Nếu như trước kia, người Việt Nam cứ nghe đến hàng Nhật là sẵn sàng chi tiền “rinh” về thì giờ đây, người Việt quan tâm nhiều hơn đến việc đó là hàng Nhật nội địa hay hàng nhập khẩu. Hàng Nhật nội địa là các sản phẩm được sản xuất riêng cho thị trường Nhật Bản, còn hàng Nhật nhập khẩu là các sản phẩm sản xuất tại Nhật và xuất đi các nước khác trên thế giới. Người Nhật nổi tiếng khó tính, cẩn trọng, yêu cầu khắt khe trong từng sản phẩm, không chỉ yêu cầu vượt trội về chất lượng mà sản phẩm còn phải đáp ứng được tính thẩm mỹ nên hàng Nhật nội địa có giá cao hơn hẳn so với hàng xuất khẩu đi các nước khác. Vì thế, nhiều người tiêu dùng chuyển sang “săn” hàng Nhật nội địa cũ về sử dụng.
Cùng với sự phát triển của mạng xã hội thì việc rao bán hàng Nhật bãi trở nên hết sức phổ biến. Trên goolge hay các trang mua sắm trực tuyến, như: Muare, shopee, sendo… chỉ cần gõ cụm từ “hàng nội địa Nhật”, “hàng Nhật bãi”, người tiêu dùng đều có thể bắt gặp hàng loạt gian hàng về đồ điện tử “bãi” của Nhật, Hàn Quốc…, như: Điều hòa, máy giặt, nồi cơm điện, tủ lạnh, quạt, lò vi sóng, lò nướng, máy hút ẩm, máy lọc không khí… đủ các thương hiệu Toshiba, Sharp, Panasonic, National, Fujisu, Hitachi, Sanyo, Mitsubishi… với những lời rao bán, quảng cáo hấp dẫn, như: Điều hòa chạy bằng ga thân thiện với môi trường, nồi cơm điện nấu cơm ngon, tủ lạnh giữ lạnh tốt,… hay hàng còn mới 95 – 99%, cam kết hàng Nhật 100%,…
Ông Nguyễn Văn Chung, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa), chia sẻ: “Gia đình tôi rất thích dùng đồ nội địa của Nhật vì bền, tiết kiệm điện và có nhiều tính năng. Chẳng hạn, một chiếc nồi cao tần có rất nhiều chức năng, như: Nấu nhanh, nấu cực ngon, nấu cháo, nấu xôi, nấu gạo lứt, nấu cơm cháy, hẹn giờ tiết kiệm 65% điện năng; máy lạnh có chế độ tự vệ sinh; còn bếp từ có loại kết hợp thêm hồng ngoại; lò nướng hay bếp gas có lò nướng tích hợp bên dưới”.
Tuy nhiên, theo nhiều gia đình đang dùng hàng Nhật “bãi”, để sắm được đầy đủ những món đồ như vậy, phải tốn nhiều công sức tìm kiếm và số tiền bỏ ra không nhỏ. Bởi xét cho cùng, mức giá của đồ Nhật “bãi” vẫn cao hơn nhiều so với mặt bằng chung.
Lý giải cho điều này, chủ các shop bán đồ Nhật “bãi” cho biết: Do các mặt hàng chuyển về Việt Nam hầu hết đều phải mua lại ở các shop bán đồ cũ tại Nhật, vì vậy giá được tính theo giá bán cho người Nhật, cộng chi phí vận chuyển về Việt Nam. Chưa kể, thời gian gần đây, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, bắt giữ nhiều kho hàng lớn nên nguồn hàng ngày càng khan hiếm. Do đó, giá của đồ Nhật “bãi” cao cũng là điều hiển nhiên.
Theo khảo sát, với số tiền từ 300.000 – 600.000 đồng là có thể sở hữu một chiếc quạt cũ mang thương hiệu nổi tiếng của Nhật. Tuy nhiên, để sở hữu các mặt hàng, như: Tủ lạnh, điều hòa, nồi cơm điện… khách hàng phải bỏ số tiền từ 8.000.000 – 10.000.000 đồng để mua tùy thuộc vào độ mới, tên tuổi của hãng. Thậm chí, có nhiều sản phẩm khách hàng phải bỏ ra từ 15 – 30 triệu đồng mới có được sản phẩm. Chẳng hạn, máy lạnh 1 HP từ 5 triệu đến 7 triệu đồng/bộ; loại 1,5 HP từ 6 – 8 triệu đồng; loại 2 HP lên tới hơn chục triệu đồng. Tủ lạnh side by side dung tích từ 400 – 500 lít có giá từ 9 – 23 triệu đồng. Máy giặt phần lớn có dung tích 9 kg có giá bán 8 – 18 triệu đồng, cao hơn cả máy giặt cùng chủng loại đang được bán tại các siêu thị ở Việt Nam; thậm chí có loại máy giặt đời 2014 lên đến hơn 30 triệu đồng. Ngoài ra còn có máy rửa chén cỡ nhỏ phù hợp gia đình 4 – 6 người, giá từ 2 – 14 triệu đồng; máy lọc không khí từ 1 – 5 triệu đồng; máy lọc nước từ 4 – 20 triệu đồng; bếp từ cao nhất lên tới 12 triệu đồng; lò vi sóng 4 triệu đồng; nồi cơm điện dung tích 1 – 1,8 lít có giá 800.000 đồng hoặc cao nhất tới 4,5 triệu đồng trong khi hàng mới ở siêu thị chỉ vài trăm ngàn đồng.
“May hơn khôn”
Tuy nhiên, hầu hết đồ bãi bên Nhật đều qua sử dụng từ 3 – 5 năm. Khi chuyển về Việt Nam, chúng sẽ được tuyển chọn, phân loại máy nào còn dùng được, máy nào bị hư hỏng nhiều hay ít để bán ra với giá khác nhau. Các cửa hàng kinh doanh thu mua về sẽ nhờ thợ khắc phục bằng cách thay thế linh kiện trôi nổi trên thị trường, hầu hết là linh kiện Trung Quốc giá rẻ, sau đó “tút lại” bằng cách sơn mới cũng như kéo lụa lại nhãn hiệu, trông như hàng chỉ mới qua sử dụng vài tháng để thu hút người mua. Chính vì vậy, việc mua đồ nội địa Nhật cũ nó giống như việc may – rủi, ai may thì mua được hàng tốt, không may thì mua phải đồ bỏ.
Chị Ngô Thị Thủy, ở đường Đông Tác, phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa) kể: Nghe người bạn nói nồi cơm điện nội địa Nhật tốt, nấu cơm ngon nên chị cũng mua một cái ở một trang web. Về đến nhà, chị mới biết ổ điện tại nhà chỉ có hai chấu, không tương thích ba chấu như của sản phẩm (đặc trưng của nồi cơm nội địa Nhật). Sau khi mua thêm ổ điện trung gian mới sử dụng được. Lúc nấu, chị lại phát hiện mỗi lần chạm tay vào nắp nồi là bị điện giật nhẹ. Chị phải đổi sản phẩm đến ba lần nhưng vẫn gặp phải hàng lỗi.
“Khiếu nại người bán, họ cũng đến kiểm tra nhưng bảo các chức năng đều hoạt động bình thường, nếu muốn trả lại hàng phải trừ 1 triệu đồng” – chị Thủy nói.
Anh Trương Hoàng Linh, giảng viên Khoa Điện tử – Điện lạnh, Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa, giải thích: “Hàng nội địa không phải thứ nào cũng tốt như mọi người nghĩ. Bởi, đồ điện tử người Nhật họ thải ra giống như rác cần phải xử lý, có cái còn dùng được, cái thì hư hỏng. Chưa hết, do là hàng bỏ đi nên không được bảo quản tốt, dễ dẫn đến hư hỏng nặng, nhất là các mặt hàng điện tử, phần lớn bo mạch đều “chết”. Bên cạnh đó, trong quá trình vận chuyển trên biển, cũng như qua xe tải rồi về đến bãi tập kết cũng bị ẩm ướt, chấn động làm hư hỏng phần lớn hàng hóa”.
“Hàng Nhật “bãi” thường có những nhược điểm, như: Bắt buộc phải sử dụng nguồn điện 100V, 110V nên với mỗi sản phẩm mua về, khách hàng đều phải mua thêm một bộ đổi nguồn. Ngoài ra, sản phẩm nhập không chính ngạch nên chỉ có hướng dẫn bằng tiếng nước ngoài, nhiều chức năng nên các nút điều khiển và mức độ sử dụng khá cầu kỳ, phức tạp khiến người sử dụng khó vận hành. Bên cạnh đó, hàng “bãi” sử dụng linh kiện không phổ biến nên khó mua linh kiện thay thế khi bị hư hỏng. Ngay cả những cửa hàng sửa chữa đồ điện tử lâu năm nhiều khi cũng phải lắc đầu trước các món đồ Nhật “bãi” cổ, đã ngừng sản xuất, hoặc có tuổi đời quá lâu” – anh Linh nói thêm.
Để hạn chế những rủi ro trên, người dùng nên tìm kiếm thông tin về sản phẩm, hãy lựa chọn các đơn vị kinh doanh uy tín để mua sắm bởi đây là hàng đã qua sử dụng. “Khi mua hàng, người dùng nên hỏi chỗ bán cam kết bảo hành như thế nào? Có Việt hóa không? Có tương tác và giúp người dùng hiểu biết về sản phẩm không? Nếu có sự cố có đổi trả và sẵn lòng giúp đỡ không?” – anh Linh nhấn mạnh.
Thiết nghĩ, thay vì mua hàng bãi, người tiêu dùng có thể mua hàng mới sản xuất trong nước còn nguyên bảo hành, tuy tính năng, tiện ích có ít hơn. Đặc biệt, hàng mới thuận tiện về điện áp, bảo dưỡng và quan trọng hơn, bảo vệ được môi trường trước sự xâm lấn của “rác điện tử”.
Nguồn: baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/can-can-trong-khi-mua-do-dien-tu-second-hand/108385.htm
Cần cẩn trọng khi mua đồ điện tử “second hand”
THÔNG TIN LIÊN HỆ
ĐIỆN LẠNH SÀI GÒN
Địa chỉ:972/33 Quang Trung – P.8 – Gò Vấp
Hotline:0908 564 533 – 0908 390 720
Email:nghiatrung.vn@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét