Đầu thu truyền hình, bếp từ, bình nóng lạnh, tivi… để chế độ chờ có thể lấy cắp của bạn đến 10 số điện mỗi tháng. Tag: ve sinh may lanh
Dưới đây là danh sách tiêu hao điện nhiều nhất ở chế độ chờ mà bạn chưa biết, theo thứ tự giảm dần.
1. Đầu thu truyền hình
Đây là đồ bạn hoàn toàn không nghĩ đến. Công suất của hộp set – top (đầu thu tín hiệu truyền hình) trong quá trình hoạt động bình thường là 15,48 watt/h. Công suất trong thời gian chờ là khoảng 15,2 watt/h. Điều đó có nghĩa lúc hoạt động hay lúc chờ, hộp set – top tiêu thụ điện gần tương đương nhau. Tính ra trong một tháng hộp set-top chờ đã “ăn cắp” của bạn đến 10,8 kWh.
Còn theo một số liệu khác của tập đoàn phân phối thiết bị điện Rexel (Pháp), chế độ chờ của đầu thu truyền hình tiêu thụ năng lượng bằng 70-75% so với khi hoạt động bình thường. Điều này tương tự như với các đầu thu khác như đầu thu internet, đầu DVD…
Vì thế đừng nghĩ đầu thu được tắt bằng điều khiển từ xa, hãy chắc chắn tắt công tắc trên hộp thì mới đảm bảo không bị mất điện.
2. Bình nóng lạnh
Bình nóng lạnh có thể tiêu thụ đến 3.000 watt. Hơn nữa, đây là đồ dùng được sử dụng hàng ngày. Bình nóng lạnh bật trong một giờ tốn hết 2,5 số điện khi chạy ở mức lớn nhất, và nhỏ nhất là một số điện. Nếu để chạy cả ngày (đun và tự ngắt – một dạng chế độ chờ), bình có thể tiêu thụ khoảng 20 số điện.
Gợi ý: Nhớ tắt công tắc khi không sử dụng và bật lại công tắc một giờ trước khi tắm. Khi bình báo đạt đến nhiệt độ phù hợp để tắm, hãy tắt nó, giúp tiết kiệm rất nhiều điện.
3. Điều hòa
Điều hòa có công suất 2.600 watt. Công suất chờ 1,11 watt. Thời gian chờ điều hòa càng lâu càng tiêu tốn năng lượng điện. Hơn nữa, các thành phần luôn chạy trong chế độ chờ cũng làm giảm tuổi thọ của điều hòa.
Vì thế nên tắt công tắc khi không sử dụng. Khi mua điều hòa, hãy chọn máy điều hòa tiết kiệm điện. Đồng thời, thường xuyên vệ sinh bộ lọc để tránh các vật bẩn làm tắc và ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát.
4. Bếp từ
Công suất của bếp từ cảm ứng ở chế độ chờ là 0,86 watt. Bếp điện từ ở trạng thái chờ dần dần sẽ làm hỏng mạch điện. Chính vì thế, nên rút phích cắm điện sau khi không sử dụng.
Khuyến cáo: Khi sử dụng bếp cảm ứng, trước tiên hãy làm nóng nồi nhanh với công suất cao. Sau khi làm nóng, thay đổi nguồn điện sang một công suất nhỏ, để tiết kiệm điện hơn.
5. Lò vi sóng
Lò vi sóng so với bếp từ cảm ứng có công suất dự phòng thấp hơn nhiều, chỉ 0,32 watt.
Lò vi sóng sẽ làm nóng nhanh thức ăn có nước, còn thức ăn khô mất thời gian làm nóng lâu hơn. Vì thế hãy rắc một ít nước lên thực phẩm khô và đậy nắp lại. Điều này có thể rút ngắn thời gian làm nóng hiệu quả và giảm mức tiêu thụ điện.
6. Ti vi
Sau khi TV tắt bằng chế độ on – off trên điều khiển, nguồn đèn báo vẫn sáng thì nó đang ở chế độ chờ. Công suất dự phòng là 0,2 watt.
Vì thế sau khi xem TV, phải rút phích cắm.
7. Máy giặt
Khi máy giặt trong chế độ chờ chỉ có công suất 0,03 watt, mức điện rất ít. Song vì trong máy giặt thường có hơi nước, nên để an toàn, tốt nhất sau khi giặt xong hãy rút phích cắm ra.
Trong mọi trường hợp, hãy rút phích điện để đảm bảo không thất thoát đi đâu cả.
Nguồn: phunu.nld.com.vn/me-thong-thai/nhung-ke-an-cap-dien-trong-nha-ma-ban-khong-nghi-den-20190524144356376.htm
THÔNG TIN LIÊN HỆ
ĐIỆN LẠNH SÀI GÒN
Địa chỉ:972/33 Quang Trung – P.8 – Gò Vấp
Hotline:0908 564 533 – 0908 390 720
Email:nghiatrung.vn@gmail.com
Website: http://vesinhmaylanhsaigon.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét