Máy điều hòa, quạt làm mát, máy giặt, tủ lạnh,…là những thiết bị điện tử rất hữu ích trong cuộc sống ngày nay, đặc biệt là mùa nắng nóng thì chiếc điều hòa chính là trợ thủ giải nhiệt hiệu quả nhất. Các nhà sản xuất ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm hoàn hảo hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên nếu dùng điều hòa sai cách sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé trong mùa lạnh. Tag: ve sinh may lanh
Khi thời tiết chuyển lạnh, người lớn luôn cảm thấy phải mặc thêm nhiều áo cho bé để phòng ngừa bệnh tật. Tuy vậy, một số quan niệm thiếu khoa học có thể khiến bé bị hội chứng thiếu oxi nghiêm trọng, đặc biệt xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuần tuổi và thường phát bệnh cao từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Hội chứng thiếu oxi trong mùa lạnh là gì?
Điển hình của hội chứng thiếu oxi chính là sốt cao và thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuần tuổi. Nếu giải thích từ góc độ y học, hội chứng này chủ yếu là do người lớn cho trẻ ăn mặc quá nhiều hoặc giữ cho không gian của trẻ quá ngột ngạt, bức bí với tư tưởng rằng như thế để giữ ấm cho trẻ, không để trẻ bị lạnh. Quan niệm này dễ dẫn đến các hiện tượng như sốt cao, sưng phù, hô hấp và tuần hoàn suy yếu, thậm chí trẻ có thể dẫn đến hôn mê v.v…
Biểu hiện cụ thể của hội chứng thiếu oxi này thông thường là: Sau khi trẻ có biểu hiện thân nhiệt cao hơn bình thường kéo dài thì sẽ bắt đầu bị sốt cao hoặc sốt rất cao (thân nhiệt có thể lên đến 41℃~43℃), toàn thân trẻ đổ mồ hôi lạnh, có hiện tượng phù nước, sắc mặt trắng nhợt, tiếng khó yếu ớt và không bú sữa v.v… Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do hội chứng thiếu oxi mùa lạnh là khoảng 17% – 30%. Trong các ca bệnh hồi phục trở lại thì có khoảng 12% số trẻ có thể bị di chứng nghiêm trọng như kém thông minh, bại não, động kinh.
Cách điều trị hội chứng thiếu oxi mùa lạnh cho trẻ
Một khi phát hiện trẻ xuất hiện tình trạng sốt cao, đổ nhiều mồ hôi, người lớn trước tiên cần sơ cứu giúp trẻ hạ thân nhiệt. Bạn có thể cho trẻ mặc quần áo thoáng mát hơn và di chuyển trẻ sang môi trường mát mẻ nếu cần, đồng thời dùng khăn chườm trán cho bé.
Chú ý trường hợp trẻ bị sốt do thiếu oxi thì tuyệt đối không cho uống thuốc hạ sốt. Do thuốc hạ sốt sẽ điều tiết trung khu thân nhiệt thúc đẩy cơ thể trẻ phải đổ mồ hôi để tản nhiệt, nhưng trong tình trạng lúc này thì trẻ đang thiếu nước trầm trọng, khó có thể đổ mồ hôi tích cực. Tốt nhất bạn nên giúp trẻ có thể hít thở được bầu không khí thoáng đãng, trong lành để nhanh chóng cung cấp oxi cho cơ thể.
Ngoài ra, sau khi trẻ đã bị sốt cao, đổ nhiều mồ hôi lạnh thì cơ thể sẽ bị mất nước nghiêm trọng, bạn cần tích cực bổ sung nước cho trẻ. Sau khi đã sơ cứu tạm thời giảm bớt các triệu chứng, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị triệt để.
Làm gì để ngăn ngừa trẻ bị hội chứng thiếu oxi trong mùa lạnh?
Quần áo, chăn màn cần hợp lý
Tuy thời tiết lạnh thì việc giữ ấm cho trẻ rất quan trọng, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn lạm dụng quần áo, chăn màn quá mức cần thiết vì dễ gây tác dụng ngược lại. Để có biện pháp giữ ấm phù hợp, bạn cần biết cách phán đoán thân nhiệt của trẻ.
Nhiều người chỉ thông qua việc sờ tay chân của trẻ để cảm nhận nóng lạnh, kỳ thực cách làm này thiếu khoa học. Bạn nên sờ phía sau cổ (tức phần gáy) của trẻ để kiểm tra thân nhiệt, và sờ lưng xem có ấm và không bị đổ mồ hôi hay không. Nếu nhiệt độ sau gáy và lưng vẫn ở mức bình thường và không đổ mồ hôi nhiều thì trẻ vẫn khỏe mạnh. Cụ thể khi sờ gáy và lưng trẻ, có 3 trường hợp giúp bạn điều chỉnh quần áo cho trẻ:
– Nếu làn da vẫn ấm áp thì cho thấy quần áo đã vừa đủ
– Nếu làn da nóng và có cảm giác ẩm ướt thì bạn cần giảm bớt quần áo, chăn cho bé
– Nếu làn da có cảm giác lạnh thì lúc này lại cần thêm vật giữ ấm cho bé.
Ngoài ra, với trẻ dưới 1 tuổi có thể mặc nhiều hơn một lớp quần áo so với người lớn. Còn với trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể mặc quần áo tương đương với người lớn. Đồng thời, quần áo cho trẻ nên rộng rãi một chút để thoáng khí và giúp trẻ dễ cử động.
Đảm bảo giấc ngủ an toàn cho trẻ
Khi trẻ ngủ, người lớn không nên đắp chăn hay quấn khăn quá nhiều, quá kín cho trẻ. Hội Nhi khoa của Mỹ khuyến cáo: giường nằm của trẻ ngoài nệm, mền thì không cần đặt thêm quá nhiều vật dụng khác để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ. Đồng thời, bạn nên cho trẻ ngủ chung phòng với mình nhưng không chung giường, như thế vừa tiện theo dõi, chăm sóc mà còn tránh được trường hợp bố mẹ bất cẩn đè gác lên bé, hoặc quá nhiều chăn màn gây ngộp.
Nhiều mẹ đang thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ luôn cho rằng để bé ngủ chung giường sẽ dễ cho bé bú hơn. Thực ra đây là thói quen không tốt. Bé sẽ dễ ngậm vú ngay khi ngủ nên có thể phần mũi bị nghẹt, ảnh hưởng khả năng hô hấp. Không những vậy, lượng CO2 bố mẹ thải ra khi ngủ chung có thể càng khiến bé dễ rơi vào tình trạng thiếu oxi, cản trở sự trao đổi chất ở não, bất lợi cho sức khỏe của bé.
Duy trì phòng ốc thoáng mát, thông gió
Nhiều người sợ mùa lạnh bé dễ bị cảm, bị bệnh nên thường đóng kín hết cửa nẻo. Thói quen này cực kỳ nguy hiểm. Khi bạn khiến phòng ngủ ngột ngạt, dù có bật điều hòa với nhiệt độ thích hợp nhất thì sau khoảng 2 tiếng, vi khuẩn trong phòng sẽ có thể tăng gấp 2 lần so với thông thường, chất lượng không khí cũng giảm nhanh.
Vì vậy, để đảm bảo bé không bị hội chứng thiếu oxi trong mùa lạnh, vào ban ngày cứ cách 3 – 4 tiếng, bạn nên mở cửa sổ khoảng 15 phút để trao đổi không khí tươi mới. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm máy tạo độ ẩm để cân bằng nhiệt độ và độ ẩm trong phòng của bé.
Nguồn: khoeplus24h.vn/me-be/cach-phat-hien-va-dieu-tri-hoi-chung-thieu-oxi-o-tre-trong-mua-dong-806522.html
THÔNG TIN LIÊN HỆ
ĐIỆN LẠNH SÀI GÒN
Địa chỉ:972/33 Quang Trung – P.8 – Gò Vấp
Hotline:0908 564 533 – 0908 390 720
Email:nghiatrung.vn@gmail.com
Website: http://vesinhmaylanhsaigon.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét